Kiến Thức Cần Biết Về Gỗ Công Nghiệp Trước Khi Thiết Kế Nội Thất

Gỗ công nghiệp là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí, thiết kế nội thất ngày nay, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng … Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp cũng cực đa dạng như nhà dân, biệt thự, nhà hàng, khách sạn ….

Trong quá trình tư vấn, triển khai thực hiện, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến gỗ công nghiệp như: gỗ công nghiệp là gì? Gỗ công nghiệp gồm những loại nào? Gỗ công nghiệp MFC, MDF nghĩa là sao? MFD MFC cái nào tốt hơn? Veneer là gì? Melamine – Laminate – Acrylíc là gì? Nên dùng loại gỗ công nghiệp nào? …..

Gỗ công nghiệp là gì?

Theo như ông Lê Đức Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty An Cường – người từng được đào tạo về công gỗ công nghiệp tại Đức và có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này – chia sẻ,

Rất đơn giản: cái gì không phải tự nhiên, tức là công nghiệp. Bất cứ loại gỗ nào có sử dụng keo hoặc hóa chất để làm ra tấm gỗ đó thì được gọi là gỗ công nghiệp. Hầu hết gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu tận dụng, tái sinh hay cành ngọn của gỗ rừng trồng để sản xuất. Thành phần chính vẫn là dăm gỗ (để sản xuất ván dăm), sợi gỗ (để sản xuất ván MDF), các lớp gỗ mỏng (để sản xuất ván ép, gỗ dán), các miếng gỗ nhỏ (dùng để sản xuất gỗ ghép). Tên quốc tế của gỗ công nghiệp là Wood-Based Panel.

Các loại gỗ công nghiệp thông dụng

Hiện nay trên thị trường quốc tế cũng như Việt Nam, có rất nhiều loại gỗ công nghiệp, nhưng chúng tôi xin điểm đến các loại gỗ thông dụng nhất hiện nay và cũng đang được sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam:

  • Gỗ dán
  • Gỗ MDF
  • Gỗ MFC
  • Gỗ HDF
  • Gỗ ván ghép thanh
  • Gỗ Veneer

Chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích từng loại gỗ nhé:

1 – Gỗ dán

Cấu tạo: Nhiều lớp gỗ mỏng ~1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng

Tính chất: Không nứt, không co ngót, ít mối mọt, chịu lực cao. Có gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ phim, phủ keo. Bề mặt thường không phẳng nhẵn

Độ dày thông dụng: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm

Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm lõi cho bề mặt veneer. Loại chịu nước làm copha, gia cố ngoài trời…

2 – Gỗ MDF – Medium Density Fiberboar

Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo qui cách.

Tính chất: Không nứt, không co ngót,  ít mối mọt, tương đối mềm, chịu lực yếu, dễ gia công. Bề mặt có độ phẳng mịn cao. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây

Độ dày thông dụng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm,  18mm, 20mm, 25mm

Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm cốt cho phủ MFC, PVC … làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại. Gỗ MDF được sử dụng nhiều trong sản xuất bàn, giường ngủ, tủ quần áo, nội thất gia đình, nội thất văn phòng

3 – Gỗ MFC – Melamine Faced Chipboard

Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine (dòng gỗ này cũng có thể coi là một nhánh của PB) Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

  • Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
  • Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
  • Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất

Gỗ công nghiệp MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Hiện 80 % đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng dùng gỗ MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng đa dạng và phong phú. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như Toilet, Tủ bếp, vách Toilet, khu vệ sinh thì nên sử dụng loại ván chống ẩm V313.

4 – Gỗ HDF: High Density Fiberboar

Cấu tạo: Gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao.

Tính chất: Không nứt, không co ngót, rất cứng, chịu nước, chịu nhiệt khá tốt.

Độ dày thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm,  18mm, 20mm, 25mm

Ứng dụng: Gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, làm cốt ván sàn gỗ công nghiệp …

5 – Gỗ ván ghép thanh

Cấu tạo: Những thanh gỗ nhỏ ( thường gỗ cao su, gỗ thông, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ trẩu) sử dụng công nghệ ghép lại với nhau thành tấm

Tính chất: Rất gần với các đặc điểm của gỗ tự nhiên

Độ dày thông dụng: 12mm, 18mm

Ứng dụng: Sản xuất đồ nội thất gia đình và văn phòng.

6 – Gỗ Veneer

Là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi luôn gỗ sử dụng là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.

  • Ưu điểm: Dễ gia công, sử dụng được cho các công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp.
  • Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
  • Thường được sử dụng làm vách, bàn ghế, tủ kệ trong nội thất sang trọng. Để chịu được nước, ẩm nên kết hợp với gỗ dán

Veneer – Melamine – Laminate – Acrylic là gì?

Veneer là gì?

Veneer dùng để nói đến một loại ván gỗ dán những tấm Veneer lên phần bề mặt. Bản chất của tấm Veneer cũng là gỗ tự nhiên. Gỗ sau khi khai thác sẽ được cắt (bóc ly tâm) thành những lát dầy từ 0.3mm – 0.6mm; chiều rộng tuỳ theo loại gỗ, trung bình khoảng 180mm; dài khoảng 240mm; sau đó được phơi và sấy khô thành những tấm Veneer thành phẩm.

Ưu điểm:

  • Veneer cho cảm giác rất thật và đẹp không kém gỗ tự nhiên với độ bền cao
  • Khả năng chống cong vênh và mối mọt tốt
  • Chi phí đầu tư veneer rẻ hơn gỗ tự nhiên
  • Có thể tạo được những đường cong, cho phép thiết kế và điều chỉnh – điều mà gỗ tự nhiên không làm được
  • Veneer là loại vật liệu thân thiện với môi trường

Laminate là gì?

Laminate hay chúng ta vẫn quen gọi là “Formica”, có tên khoa học là High Pressure Laminate (HPL), là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân hoa với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ…

Ngoài ra, màu sắc của laminate rất phong phú, ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật. Dường như, không có hoa văn màu sắc hay kiểu dáng bề mặt nào mà laminate không thể làm được.

Ưu điểm:

  • Khó trầy xước, chống va đập và chịu được lửa
  • Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
  • Chịu nước, chịu ăn mòn và chịu tĩnh điện tốt Khó phai màu, có khả năng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, mối mọt và các tác động của hóa chất
  • Có tính dẻo dai tốt
  • Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất
  • Dễ dàng vệ sinh và lau chùi
  • Thân thiện với môi trường

Với chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đa dạng, Laminate được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho các sản phẩm nội thất như tủ áo, tủ bếp, bàn ghế, giường, tấm ốp…

Melamine là gì?

Gỗ Melamine hay còn gọi là gỗ MFC – Melamine Faced Chipboard là một loại ván Công nghiệp được phủ Melamine. Với công nghệ hiện đại ngày nay, gỗ tự nhiên không còn là sự lựa chọn duy nhất nữa. Thay vào đó, nhiều loại vật liệu đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi bởi các đặc tính nổi trội về chất lượng và mẫu mã, trong đó có Melamine.

Melamine là vật liệu trang trí bề mặt gỗ được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Cấu tạo Melamine bao gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.

Ưu điểm:

  • Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
  • Bền màu
  • Giá rẻ
  • Hợp thời trang
  • Melamine có khả năng chống thấm nước, va đập mạnh
  • Khó trầy xước
  • Chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và mối mọt, chống tác động của hóa chất
  • Dễ dàng vệ sinh và lau chùi
  • Chịu được lửa (ở nhiệt độ nhất định)
  • Có nhiều loại vân, hoa văn đa dạng cho tùy mục đích sử dụng
  • Vật liệu Melamine thân thiện với môi trường

Melamine được sử dụng như một vật liệu phổ biến trong thiết kế Nội thất: tủ bếp gỗ, nội thất gỗ phòng ngủ, nội thất gỗ phòng khách, tủ áo, bàn ăn, kệ tivi, kệ trang trí …

Acrylic là gì?

Acrylic là là tên gọi của một loại ván Công nghiệp được phủ Acrylic với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Tại Việt Nam, Acrylic phổ biến với tên gọi là Mica.

Acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ và có tên khoa học là PMMA – viết tắt của poly (methyl)-methacrylate. Acrylic có thể là trong suốt hoặc có màu sắc với nhiều sự lựa chọn khác nhau.

Ưu điểm:

  • Màu sắc phong phú
  • Sáng, đẹp, hiện đại
  • Nhẹ
  • Dễ chế tạo thành các hình thù
  • Khó vỡ đối với các tác động vật lý

Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại, Acrylic đang được ưa chuộng trong lĩnh vực Nội thất tại Việt Nam và được sử dụng cho nhiều chi tiết từ đơn giản như kệ TV, tấm trang trí đến phức tạp như tủ bếp gỗ, nội thất gỗ phòng ngủ, nội thất gỗ phòng khách, tủ áo, bàn ăn …

Gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn?

Gỗ công nghiệp MDF và MFC có tốt không

Câu trả lời: phụ thuộc vào cách bảo quản gỗ của bạn. Trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ gỗ công nghiệp MDF và MFC có thể sử dụng từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.

Gỗ công nghiệp MDF và MFC cái nào tốt hơn

Đây là một câu hỏi chung chung và rất khó trả lời. Và chung nhất là phụ thuộc vào cách bảo quản gỗ của bạn. Trong điều kiện sử dụng là thời tiết Việt Nam, với môi trường trong nhà, đồ gỗ công nghiệp MDF và MFC đều có thể sử dụng tới 10 hoặc 15 năm nếu bạn bảo quản đúng cách. Với những nơi ẩm ướt thì chúng ta nên dùng sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp là MDF và MFC chống ẩm, chịu nước.

Vậy loại gỗ nào tốt hơn ?

  • Gỗ MFC chỉ có 1 bề mặt duy nhất Melanine chính vì vậy chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Đồng thời bề mặt Melamine ít thân thiện với con người,nhưng khả năng chịu uốn tốt hơn MDF. Do đó gỗ MFC thường dùng cho kệ, tủ quần áo, tủ bếp.
  • Gỗ MDF thì dùng cho giường, bàn, sản phẩm trẻ em sẽ tốt hơn vì thẩm mỹ hơn và thân thiện với con người (đặc biệt là MDF Veneer)

Chúng tôi hy vọng với bài viết trên, Quý khách có thể hiểu được phần nào về bản chất của gỗ công nghiệp và có được sự lựa chọn cho mình bên cạnh tư vấn của kiến trúc sư sao cho hợp lý nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cần thêm thông tin quý khách vui lòng liên hệ 0978 490 432 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc để lại thông tin đội ngũ BIFA sẽ liên hệ lại ngay!

Kiến thức liên quan

Hội chợ, triển lãm thương mại là gì? Tổ chức hội chợ, triển lãm có cần phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền?

Thương nhân muốn tổ chức trưng bày hàng hóa tại hội chợ ... Read moreKiến Thức Cần Biết Về Gỗ Công Nghiệp Trước Khi Thiết Kế Nội Thất
查看更多

Những kiến thức cơ bản về nội thất dành cho người mới bắt đầu

Học thiết kế nội thất chưa bao giờ dễ dàng, đòi hỏi bạn ... Read moreKiến Thức Cần Biết Về Gỗ Công Nghiệp Trước Khi Thiết Kế Nội Thất
查看更多